Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025
16/06/2022

Thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; ngày 16 tháng 5 năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1127/QĐ-BVHTTDL ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025.

* NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình

- Rà soát, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi);

- Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là người bị phụ thuộc vào thành viên khác trong gia đình;

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình và đội ngũ cộng tác viên dân số tham gia phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

2. Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình

- Xây dựng nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo Chương trình được duyệt;

- Xây dựng và vận hành mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; cộng tác viên dân số thực hiện công tác gia đình ở cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về bạo lực gia đình;

- Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương nếu để xảy ra tình trạng bạo lực trong phạm vi quản lý.

3. Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình

- Xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình; tư vấn hỗ trợ người bị bạo lực gia đình;

- Nâng cao năng lực cho người tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình;

- Thực hiện đánh giá, rà soát hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở. Xây dựng hướng dẫn triển khai mô hình PCBLGĐ trong tình hình mới.

- Tiếp tục duy trì và nhân rộng các Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng trên cả nước.

4. Thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình

- Xây dựng Đề án truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của vùng miền, đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt vào các ngày kỷ niệm về gia đình hằng năm: Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6), Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11).

- Khuyến khích tổ chức, sáng tác các chương trình và tác phẩm văn hóa nghệ thuật, các hoạt động thể thao thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng, chương trình tuyên truyền lưu động có nội dung tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Tăng cường công tác truyền thông, xây dựng tài liệu mẫu tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức xuất bản các loại sách, tài liệu về phòng, chống bạo lực gia đình bổ sung cho hệ thống thư viện.

- Các cơ quan truyền thông, báo chí của ngành xây dựng và duy trì hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phù hợp nhằm hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình;

- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ làm công tác văn hóa và người có uy tín trong cộng đồng.

6. Hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số về số liệu trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nghiên cứu khoa học về phòng, chống bạo lực gia đình.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Định kỳ hằng năm tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

- Định kỳ hằng năm các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý báo cáo định kỳ 6 tháng, 01 năm về công tác phòng, chống bạo lực gia đình để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

- Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

* BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH PHÂN CÔNG

1. Các đơn vị thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

2. Giao Vụ Gia đình là đầu mối, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả, tổng hợp đề xuất, kiến nghị với Bộ trưởng về các biện pháp cần thiết, bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ.

3. Yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Căn cứ Kế hoạch này, tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành kế hoạch của địa phương triển khai thực hiện Chương trình;

- Tổ chức lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch trong triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án của ngành tại địa phương;

- Chú trọng phát huy hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác gia đình, đặc biệt ở cấp cơ sở;

- Quan tâm bố trí, cân đối nguồn lực của ngành tại địa phương bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; đề xuất các giải pháp củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em tại cơ sở;

- Đẩy mạnh công tác tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình tại địa phương;

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; báo cáo kết quả tại Báo cáo tổng kết công tác gia đình hằng năm của địa phương gửi về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Gia đình);

- Tổ chức tổng kết Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch./.

QUỐC AN

Tin liên quan
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2023    01/02/2023
KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Ban Chỉ đạo trung ương năm 2023    01/02/2023
Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025    16/06/2022
Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình Việt Nam    03/03/2022
Huyện Cai Lậy: Tọa đàm "Xây dựng gia đình hạnh phúc trong thời kỳ hiện đại"    19/03/2021
Bế mạc Ngày hội Gia đình tiêu biểu miền Tây Nam bộ lần thứ II - năm 2020    30/11/2020
Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam    30/11/2020
Công tác gia đình có chuyển biến tích cực    16/11/2020
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề Bình đẳng giới trong gia đình và tham gia hoạt động cộng đồng trong xây dựng quy ước cộng đồng    20/07/2020
Họp mặt gia đình văn hóa tiêu biểu    01/07/2020

Chi tiết tin

Chi tiết tin tạm thời không có.

Liên kết Liên kết