Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Các mục tiêu của Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện trên toàn quốc
10/03/2023

Ngày 30/12/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số  3875/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030". Theo Đề án, mục tiêu đến năm 2030 như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức của Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm văn học dân gian trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào các sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn hóa nhằm định hướng cho người dân ý thức giữ gìn, bảo tồn văn học dân gian của dân tộc mình. Thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch bảo tồn, phát huy tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

2. Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn 2023 - 2026

Sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê hàng năm để lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số;

Phấn đấu sưu tầm, số hóa, xuất bản 40% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy;

Phấn đấu 40% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa;

Phấn đấu 50% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

Phấn đấu 50% các công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, già làng, trưởng bản, người có uy tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số;

Phấn đấu 40% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan cho học sinh;

Phấn đấu hình thành được 03 - 05 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/01 xã vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn học dân gian;

Tổ chức 01 đến 02 cuộc thi, cuộc phát động sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm vi khu vực hoặc toàn quốc; tổ chức 01 đến 02 hội thảo khoa học về công tác sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số cấp khu vực hoặc toàn quốc.

* Giai đoạn 2027 - 2030

Hoàn thành công tác kiểm kê, đánh giá, phân loại và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể các thể loại văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên quy mô cả nước;

Phấn đấu sưu tầm, số hóa, xuất bản 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy;

Phấn đấu 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa;

Phấn đấu 80% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

Phấn đấu 80% các công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, già làng, trưởng bản, người có uy tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số;

Phấn đấu 80% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh;

Phấn đấu hình thành được 08 - 10 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/01 xã vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn học dân gian;

Tổ chức 01 đến 02 cuộc thi, cuộc phát động sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm vi khu vực hoặc toàn quốc; tổ chức 01 đến 02 hội thảo khoa học về công tác sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số cấp khu vực hoặc toàn quốc.

Trên cơ sở các mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra những  nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Đề án với sự tham gia của các Bộ, Ngành Trung ương, các địa phương và nhất là hệ thống ngành văn hóa, thể thao và du lịch trên toàn quốc./.

Quốc An

Tin liên quan
Thư viện Tiền Giang triễn lãm, giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943-2023    24/03/2023
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Tổ chức Họp mặt và Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc, chủ đề “Hạnh phúc của mọi người” hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2023    22/03/2023
Phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao    22/03/2023
Chuyến xe Thư viện thông minh lưu động tại Trường Tiểu học Tân Thành 2    17/03/2023
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam    14/03/2023
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4    10/03/2023
Các mục tiêu của Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện trên toàn quốc    10/03/2023
Triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023 - 2025    10/03/2023
Tổ chức hoạt đoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023    10/03/2023
Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023 - 2025    07/03/2023

Chi tiết tin

Chi tiết tin tạm thời không có.

Liên kết Liên kết