



Chi tiết tin
Ngày 15 tháng 5 năm 2023, thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 – 2025. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình gồm 8 nhóm, cụ thể như sau:
1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về Chương trình
2. Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa
4. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân
5. Phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa
6. Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng
7. Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới
8. Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện Chương trình.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; chịu trách nhiệm về số liệu, tiến độ thực hiện, kết quả và hiệu quả của Chương trình.
- Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả; sơ kết hằng năm, tổng kết việc thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kế hoạch và đề xuất nhu cầu kinh phí sử dụng ngân sách trung ương thực hiện Chương trình hàng năm, theo giai đoạn gửi cơ quan có thẩm quyền.
- Đề xuất dự toán và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.
- Tổng hợp kiến nghị và đề xuất xử lý các vướng mắc về cơ chế, chính sách, cơ chế quản lý, giám sát, cơ chế huy động và quản lý các nguồn lực xã hội hoá trong quá trình thực hiện Chương trình.
- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, phổ biến thông tin, tuyên truyền dưới các hình thức, sản phẩm phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ quản lý, thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình./.
Quốc An