



Cải cách hành chánh
Khắc phục những hạn chế về công tác cải cách hành chính
Qua kết quả đều tra xã hội học về công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh theo Báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đó là chất lượng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho các nhân, tổ chức ngày càng được nâng cao; việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa. một cửa liên thông được cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, việc tổ chức gặp gỡ người dân, doanh nghiệp, tại cơ quan đơn vị, địa phương thực hiện đồng bộ và có hiệu quả.
Bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tỷ lệ người dân chưa hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực về bảo hiểm y tế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dịch vụ công chứng… người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác CCHC, công tác tuyên truyền CCHC chưa hiệu quả, cơ sở vật chất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một số nơi chưa tốt. Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác CCHC trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 6733/UBND-KSTT ngày 07/15/2022 yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thị xã.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác CCHC, lĩnh vực phụ trách công tác CCHC của tỉnh, kết quả giải quyết TTHC, lĩnh vực phụ trách công tác CCHC của tỉnh, kết quả giải quyết TTHC và sự hài lòng của người dân đối với việc giải quyết TTHC tại đơn vị mình. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, tăng cường kiểm tra công tác CCHC, kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị và địa bàn quản lý để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân khi thực hiện giao dịch TTHC với cơ quan, đơn vị mình và địa bàn quản lý.
- Quan tâm bố trí công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao và năng lực giao tiếp để hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính; cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân, tổ chức và cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc hồ sơ trễ hạn trong giải quyết TTHC, dịch vụ công trực tuyến; tất cả hồ sơ TTHC trễ hạn đều phải có báo cáo giải trình lý do với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện xin lỗi người dân theo đúng quy định tại Quyết định số 09/2019/QD-UBND ngày 02/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021; thực hiện nghiêm túc việc số hóa dữ liệu về TTHC lên phần mềm Một cửa điện tử để thuận lợi cho công tác theo dõi, giám sát quy trình giải quyết.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền CCHC tại đơn vị, trong đó, đổi mới hình thức tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân, cần phải tập trung tuyên truyền về các hình thức, cách thức phục vụ, giải quyết TTHC cho người dân; hướng dẫn người dân thực hiện TTHC, tinh thần trách nhiệm, thái độ của CBCCVC khi giải quyết TTHC cho người dân.
- Thực hiện tốt công khai, minh bạch các thông tin, chính sách theo quy định pháp luật. Chú trọng và đổi mới hình thức công khai để tăng tỷ lệ tiếp cận thông tin của người dân, nhất là các thông tin về thu chi ngân sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù… theo quy định. Sử dụng có hiệu quả Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để tăng cường sự tương tác của người dân trong việc cung cấp các thông tin, nội dung cần thiết, đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc phục vụ, hỗ trợ người dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thái độ, cách thức phục vụ của CBCCVC để nâng cao sự hài lòng của người dân khi giao dịch, giải quyết TTHC với các cơ quan hành chính nhà nước, chỉ đạo UBND cấp xã khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị đánh giá sự hài lòng khi giải quyết TTHC cho người dân, định kỳ báo cáo UBND cấp huyện về kết quả thực hiện.
- Văn phòng UBND tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ, quy trình công nhận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Tăng cường hoạt động kiểm tra tổ chức tập huấn ngiệp vụ, quy trình công tác tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC cho đội ngũ công chức, viên chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Tăng cường hoạt động kiểm tra về công tác kiểm soát TTHC, trong đó tập trung kiểm tra đột xuất các nội dung liên quan đến việc tổ chức thực hiện TTHC tại cơ các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phát hiện, kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, xử lý nghiêm theo đúng quy định CBCCVC có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tự ý đặt ra TTHC không đúng quy định hoặc để trễ, trả lại hồ sơ nhiều lần.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về công tác CCHC cho đội ngũ CBCCVC, trọng tâm là công chức phụ trách công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị địa phương trên địa bàn tỉnh hàng năm theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 905/QĐ-BNV ngày 17/11/2022 của Bộ Nội vụ, tăng cường kiểm tra công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương có kết quả khảo sát sự hài lòng còn hạn chế, điểm chỉ số CCHC còn thấp và giải quyết chậm, trễ, các ý kến của người dân qua các buổi gặp gỡ Nhân dân và doanh nghiệp về các nội dung liên quan chỉ số PAPI.
Vu Lan